Lướt Zhihu tôi nhìn thấy một chủ đề khá thú vị: Cuộc sống của người có tiền là như thế nào?
Chủ đề này có hơn bảy nghìn câu trả lời, có một câu với lượng like rất cao đã thu hút sự chú ý của tôi:
“Hỏi người có tiền sống thế nào, bạn xem mấy nghìn câu trả lời phía dưới đi, có cách sống nào trùng nhau không? Điểm chung duy nhất của họ chính là muốn sống thế nào thì sống.”
Nhớ lại khoảng thời gian trước, bạn thân của Vương Tư Thông kết hôn, Vương Tư Thông làm phù rể cho người bạn đó, trong hôn lễ, anh ấy vung tay tặng bạn mình một chiếc Roll-Royce đặt riêng có giá trị hơn 600 vạn tệ (hơn 21 tỷ).
Trước đây tôi xem một bài phỏng vấn về Vương Tư Thông, người dẫn chương trình nói với anh ấy, “Có người nói một streamer với tài sản bốn nghìn vạn là người duy nhất trong thành phố Thượng Hải này sở hữu chiếc Aston Martin bản giới hạn.” Vương Tư Thông cười đáp, “Tin đồn thôi, nếu cả Thượng Hải chỉ có một chiếc Aston Martin thì nhất định nó sẽ là của tôi.”
Vương Tư Thông trong mắt chúng ta có thể thoải mái đầu tư mấy nghìn vạn làm phần mềm mạng xã hội, đi bar tiêu mấy chục vạn trong một lần, tại sao anh ấy có thể sống phóng khoáng như vậy?
Vì anh ấy có tiền.
Phương châm sống hàng đầu của Yusaku Maezawa – triệu phú người Nhật Bản lập nghiệp từ hai bàn tay trắng là tiêu sạch số tiền mình kiếm được, anh ấy thích sưu tập những tác phẩm nghệ thuật lạ lùng.
Một lần anh ấy nhìn thấy một chú vịt nhỏ bằng inox, nhìn giống như bóng bay, Yusaku thấy rất thú vị liền bỏ ra hơn 9000 vạn mua con vịt ấy về.
Niềm vui của người có tiền, thật đơn giản.
Trương Ái Linh nói: “Tôi thích tiền, vì tôi chưa từng trải qua đắng cay của đồng tiền nên không hiểu những mặt xấu của nó mà chỉ biết những điểm tốt mà thôi.”
Có tiền không đồng nghĩa với vui vẻ, nhưng có tiền sẽ giúp bạn giải quyết 90% đau khổ trong cuộc sống
Vài ngày trước, ông vua cờ bạc 97 tuổi - Stanley Ho được truyền thông Hongkong đưa tin: Trong thời gian nằm viện, chi phí điều trị mỗi ngày lên đến 86 vạn tệ, có người thống kê, từ khi nhập viện đến giờ, viện phí, tiền điều trị… đã vượt qua một trăm triệu!
Nếu là người bình thường, mắc cùng một căn bệnh giống như vậy, có lẽ đã nuối tiếc rời xa thế giới vì không thể gánh nổi số tiền trên trời.
Stanley Ho đã dùng tiền của mình để duy trì mạng sống.
Không chỉ có Stanley ho, năm 2003 Steve Jobs, người đồng sáng lập tập đoàn Apple, bị chẩn đoán ung thu tuyến tụy.
Căn bệnh này là một trong những căn bệnh tử thần, năm năm sau khi phát hiện bệnh, khả năng sống không quá 2%, người đến giai đoạn cuối gần như sẽ chết trong vòng chín tháng.
Ngoài tiêu tốn hơn trăm vạn tệ để chấp nhận những ca phẫu thuật như thông thường, Steve Jobs còn bỏ ra hơn một triệu đô la tiến hành thí nghiệm gen để bác sĩ có thể dựa vào đó tìm ra loại thuốc chuẩn xác, kéo dài sự sống cho ông.
Năm 2009, vì để dành quyền xếp hàng làm phẫu thuật ghép gan, Steve Jobs đã mua một căn bất động sản ở bang Tennessee, cuộc phẫu thuật đáng ra phải đợi mười tháng thì giờ đã rút xuống còn sáu tháng, ông đã sống thêm được hai năm rưỡi.
Người bình thường chỉ có thời gian chín tháng, nhưng Steve Jobs đã dùng tài sản của mình để kéo dài sự sống thêm tám năm.
Trước đây tôi đọc được một câu nói khá hay: “Tiêu chuẩn phán đoán một người có thực sự có tiền hay không chính là khi vào bệnh viện, người đó không hề hoảng loạn.”
Trong bộ phim “Tôi không phải thần dược” có một lời thoại còn thẳng thừng hơn: Mạng sống chính là tiền.
Chúng ta không mê tiền, chỉ là đôi lúc, tiền, có thể duy trì sự sống.
Còn nhớ đợt trước khi xem chương trình tống nghệ, học phí của Vương Thi Linh - con gái của Lý Tương là hơn 30 vạn tệ một tháng, biết vẽ tranh, viết thư pháp, chơi cờ vua, còn cùng lên sân khấu biểu diễn piano với Lý Vân Địch.
Huỳnh Đa Đa, con gái Huỳnh Lỗi, từ nhỏ đã theo bố đi diễn, tham gia các chương trình, tự thiết kế trang phục, dịch sách tranh tiếng Anh.
Uy Liêm, con trai của Vương Trung Lỗi, tám tuổi đã có thể giao tiếp với người nước ngoài vô cùng lưu loát.
…
Điều một gia đình có tiền có thể dành cho thế hệ sau là, không cần suy nghĩ tương lai phải làm gì mới kiếm được nhiều tiền, không cần lo lắng thời điểm vật giá và nhà đất tăng cao, có thể chuyên tâm bồi dưỡng sở thích đam mê của bản thân hơn, có thời gian có tiền bạc làm những điều mình muốn.
Nhưng không phải ai cũng có thể sống tùy hứng, không phải ai cũng có thể dùng tiền để mua sự sống, không phải ai cũng sinh ra từ vạch đích.
Phần lớn chúng ta đều sinh ra trong những gia đình bình thường, nhưng gia đình bình thường thì không có cơ hội ư?
Trước đây, chương trình “Thử thách cực hạn” có một tiết mục, để vẽ lại vạch xuất phát cho từng học sinh lớp Mười hai, “Bang đàn ông” lần lượt đưa ra sáu câu hỏi cho những bạn học ấy:
Bố mẹ đều học trên đại học chứ?
Bố mẹ đã từng mời gia sư về kèm cho em chưa?
Bố mẹ có cho phép em tiếp tục học một một năng khiếu và duy trì ở một trình độ nhất định không?
Đã từng đi du lịch nước ngoài chưa? Bố mẹ có đồng ý cho em đi du học không?
Bố mẹ có tự hào vì em không?
Đặt xong câu hỏi, có bạn học đứng nguyên tại chỗ, có bạn học bước lên trước sáu bước.
Dù các bạn học ấy đứng ở những vạch xuất phát khác nhau, nhưng khi tiếng còi hiệu lệnh vang lên, vẫn có rất nhiều bạn học ban đầu đứng nguyên tại chỗ đã vượt qua những bạn bước lên phía trước, giống như lời bộc bạch của tổ chế tác: “Trước khi chưa đi đến vạch đích, ai cũng có thể giành quán quân.”
Chúng ta không thể chọn lựa gia đình mình sinh ra, nhưng ít nhất hãy cố gắng đến mức sau này không khiến bản thân trở thành người không có quyền lựa chọn.
Oscar Wilde nói rất đúng: “Khi còn trẻ chúng ta ngỡ rằng tiền là quan trọng nhất, đến giờ chúng ta đã dần dần trưởng thành, phát hiện ra câu nói này chẳng sai chút nào.”
Vận mệnh có thể không công bằng, nhưng chúng ta không thể buông xuôi.
Hãy cùng nỗ lực.
Like và share nếu bạn thấy hữu ích!
Nguồn: Nhị Hy - Hoa Du dịch
#sachhaynendoc
#congdongsachhaynendoc
Phối hợp nội dung: http://bit.ly/37KjlNJ
Chủ đề này có hơn bảy nghìn câu trả lời, có một câu với lượng like rất cao đã thu hút sự chú ý của tôi:
“Hỏi người có tiền sống thế nào, bạn xem mấy nghìn câu trả lời phía dưới đi, có cách sống nào trùng nhau không? Điểm chung duy nhất của họ chính là muốn sống thế nào thì sống.”
Nhớ lại khoảng thời gian trước, bạn thân của Vương Tư Thông kết hôn, Vương Tư Thông làm phù rể cho người bạn đó, trong hôn lễ, anh ấy vung tay tặng bạn mình một chiếc Roll-Royce đặt riêng có giá trị hơn 600 vạn tệ (hơn 21 tỷ).
Trước đây tôi xem một bài phỏng vấn về Vương Tư Thông, người dẫn chương trình nói với anh ấy, “Có người nói một streamer với tài sản bốn nghìn vạn là người duy nhất trong thành phố Thượng Hải này sở hữu chiếc Aston Martin bản giới hạn.” Vương Tư Thông cười đáp, “Tin đồn thôi, nếu cả Thượng Hải chỉ có một chiếc Aston Martin thì nhất định nó sẽ là của tôi.”
Vương Tư Thông trong mắt chúng ta có thể thoải mái đầu tư mấy nghìn vạn làm phần mềm mạng xã hội, đi bar tiêu mấy chục vạn trong một lần, tại sao anh ấy có thể sống phóng khoáng như vậy?
Vì anh ấy có tiền.
Phương châm sống hàng đầu của Yusaku Maezawa – triệu phú người Nhật Bản lập nghiệp từ hai bàn tay trắng là tiêu sạch số tiền mình kiếm được, anh ấy thích sưu tập những tác phẩm nghệ thuật lạ lùng.
Một lần anh ấy nhìn thấy một chú vịt nhỏ bằng inox, nhìn giống như bóng bay, Yusaku thấy rất thú vị liền bỏ ra hơn 9000 vạn mua con vịt ấy về.
Niềm vui của người có tiền, thật đơn giản.
Trương Ái Linh nói: “Tôi thích tiền, vì tôi chưa từng trải qua đắng cay của đồng tiền nên không hiểu những mặt xấu của nó mà chỉ biết những điểm tốt mà thôi.”
Có tiền không đồng nghĩa với vui vẻ, nhưng có tiền sẽ giúp bạn giải quyết 90% đau khổ trong cuộc sống
Vài ngày trước, ông vua cờ bạc 97 tuổi - Stanley Ho được truyền thông Hongkong đưa tin: Trong thời gian nằm viện, chi phí điều trị mỗi ngày lên đến 86 vạn tệ, có người thống kê, từ khi nhập viện đến giờ, viện phí, tiền điều trị… đã vượt qua một trăm triệu!
Nếu là người bình thường, mắc cùng một căn bệnh giống như vậy, có lẽ đã nuối tiếc rời xa thế giới vì không thể gánh nổi số tiền trên trời.
Stanley Ho đã dùng tiền của mình để duy trì mạng sống.
Không chỉ có Stanley ho, năm 2003 Steve Jobs, người đồng sáng lập tập đoàn Apple, bị chẩn đoán ung thu tuyến tụy.
Căn bệnh này là một trong những căn bệnh tử thần, năm năm sau khi phát hiện bệnh, khả năng sống không quá 2%, người đến giai đoạn cuối gần như sẽ chết trong vòng chín tháng.
Ngoài tiêu tốn hơn trăm vạn tệ để chấp nhận những ca phẫu thuật như thông thường, Steve Jobs còn bỏ ra hơn một triệu đô la tiến hành thí nghiệm gen để bác sĩ có thể dựa vào đó tìm ra loại thuốc chuẩn xác, kéo dài sự sống cho ông.
Năm 2009, vì để dành quyền xếp hàng làm phẫu thuật ghép gan, Steve Jobs đã mua một căn bất động sản ở bang Tennessee, cuộc phẫu thuật đáng ra phải đợi mười tháng thì giờ đã rút xuống còn sáu tháng, ông đã sống thêm được hai năm rưỡi.
Người bình thường chỉ có thời gian chín tháng, nhưng Steve Jobs đã dùng tài sản của mình để kéo dài sự sống thêm tám năm.
Trước đây tôi đọc được một câu nói khá hay: “Tiêu chuẩn phán đoán một người có thực sự có tiền hay không chính là khi vào bệnh viện, người đó không hề hoảng loạn.”
Trong bộ phim “Tôi không phải thần dược” có một lời thoại còn thẳng thừng hơn: Mạng sống chính là tiền.
Chúng ta không mê tiền, chỉ là đôi lúc, tiền, có thể duy trì sự sống.
Còn nhớ đợt trước khi xem chương trình tống nghệ, học phí của Vương Thi Linh - con gái của Lý Tương là hơn 30 vạn tệ một tháng, biết vẽ tranh, viết thư pháp, chơi cờ vua, còn cùng lên sân khấu biểu diễn piano với Lý Vân Địch.
Huỳnh Đa Đa, con gái Huỳnh Lỗi, từ nhỏ đã theo bố đi diễn, tham gia các chương trình, tự thiết kế trang phục, dịch sách tranh tiếng Anh.
Uy Liêm, con trai của Vương Trung Lỗi, tám tuổi đã có thể giao tiếp với người nước ngoài vô cùng lưu loát.
…
Điều một gia đình có tiền có thể dành cho thế hệ sau là, không cần suy nghĩ tương lai phải làm gì mới kiếm được nhiều tiền, không cần lo lắng thời điểm vật giá và nhà đất tăng cao, có thể chuyên tâm bồi dưỡng sở thích đam mê của bản thân hơn, có thời gian có tiền bạc làm những điều mình muốn.
Nhưng không phải ai cũng có thể sống tùy hứng, không phải ai cũng có thể dùng tiền để mua sự sống, không phải ai cũng sinh ra từ vạch đích.
Phần lớn chúng ta đều sinh ra trong những gia đình bình thường, nhưng gia đình bình thường thì không có cơ hội ư?
Trước đây, chương trình “Thử thách cực hạn” có một tiết mục, để vẽ lại vạch xuất phát cho từng học sinh lớp Mười hai, “Bang đàn ông” lần lượt đưa ra sáu câu hỏi cho những bạn học ấy:
Bố mẹ đều học trên đại học chứ?
Bố mẹ đã từng mời gia sư về kèm cho em chưa?
Bố mẹ có cho phép em tiếp tục học một một năng khiếu và duy trì ở một trình độ nhất định không?
Đã từng đi du lịch nước ngoài chưa? Bố mẹ có đồng ý cho em đi du học không?
Bố mẹ có tự hào vì em không?
Đặt xong câu hỏi, có bạn học đứng nguyên tại chỗ, có bạn học bước lên trước sáu bước.
Dù các bạn học ấy đứng ở những vạch xuất phát khác nhau, nhưng khi tiếng còi hiệu lệnh vang lên, vẫn có rất nhiều bạn học ban đầu đứng nguyên tại chỗ đã vượt qua những bạn bước lên phía trước, giống như lời bộc bạch của tổ chế tác: “Trước khi chưa đi đến vạch đích, ai cũng có thể giành quán quân.”
Chúng ta không thể chọn lựa gia đình mình sinh ra, nhưng ít nhất hãy cố gắng đến mức sau này không khiến bản thân trở thành người không có quyền lựa chọn.
Oscar Wilde nói rất đúng: “Khi còn trẻ chúng ta ngỡ rằng tiền là quan trọng nhất, đến giờ chúng ta đã dần dần trưởng thành, phát hiện ra câu nói này chẳng sai chút nào.”
Vận mệnh có thể không công bằng, nhưng chúng ta không thể buông xuôi.
Hãy cùng nỗ lực.
Like và share nếu bạn thấy hữu ích!
Nguồn: Nhị Hy - Hoa Du dịch
#sachhaynendoc
#congdongsachhaynendoc
Phối hợp nội dung: http://bit.ly/37KjlNJ
Nhận xét
Đăng nhận xét